WHO công bố kế hoạch cải thiện sức khỏe răng miệng đến năm 2030
Bệnh lý răng miệng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng lẫn sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền và chăm sóc sức khỏe răng miệng trong toàn cộng đồng. Trong bài viết dưới đây, Thiết Bị Nha Khoa 247 sẽ cập nhật về dự thảo của WHO về kế hoạch hành động toàn cầu về sức khỏe răng miệng giai đoạn 2023-2030.
Có sự lãnh đạo mang tính quốc gia về sức khỏe răng miệng
Mục tiêu đầu tiên mà WHO đặt ra đó là tìm kiếm ban lãnh đạo quốc gia về sức khỏe răng miệng. Cụ thể, đến năm 2030 cần đạt 80% các quốc gia có những chiến lược chăm sóc răng miệng riêng với đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, có chuyên môn trình độ.
Bên cạnh đó, 90% các quốc gia trên toàn thế giới cần triển khai các biện pháp nha khoa an toàn, hiệu quả. Đồng thời cần phải phù hợp với những quy định của Công ước Minamata về thủy ngân nhằm kiểm soát, giảm thiểu mối nguy khi sử dụng và phát thải thủy ngân.
Tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa bệnh xuất hiện
Phòng ngừa là cách tối ưu nhất để giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Theo đó, WHO dự đoán rằng đến năm 2030, ít nhất có khoảng 50% quốc gia sẽ thực hiện các biện pháp giảm tiêu thụ đường và có hướng dẫn về hàm lượng florua có trong nước muối súc miệng, kem đánh răng, dung dịch súc miệng,… nhằm nâng cao sức khỏe răng miệng.
Bên cạnh đó, WHO cũng mong muốn các quốc gia có kế hoạch giảm tiêu thụ thuốc lá và bia rượu, đồng thời nâng cao chất lượng bữa ăn với chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, WHO còn nhấn mạnh rằng, thúc đẩy toàn diện việc chăm sóc răng miệng trong phạm vi trường học là điều quan trọng và cấp thiết.
Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế nha khoa
Lực lượng chuyên gia, cán bộ y tế là đội ngũ chủ chốt trong quá trình tuyên truyền, thăm khám và điều trị các bệnh lý răng miệng. Do đó, nâng cao chuyên môn trình độ của lực lượng y tế là điều cần thiết.
WHO đặt ra mục tiêu đến năm 2030, 50% các quốc gia sẽ có chính sách, chiến lược đào tạo chuyên môn cho đội ngũ lao động y tế để nâng cao trình độ và đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người dân. Điều này không chỉ làm cải thiện chuyên môn của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mà còn làm tăng số lượng y bác sĩ chăm sóc sức khỏe nha khoa trong cộng đồng.
Tích hợp chăm sóc răng miệng vào chăm sóc sức khỏe toàn thân
WHO khuyến khích các quốc gia thành viên tiến hành tích hợp chăm sóc sức khỏe răng miệng vào kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu của họ. Theo đó, chiến lược chăm sóc răng miệng cần phải đảm bảo yếu tố an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý. Đồng thời, cần hạn chế sử dụng hỗn hống nha khoa dạng gói, chống lại tình trạng kháng kháng sinh và giảm lượng khí thải carbon nhiều nhất có thể.
Bên cạnh đó, WHO đề ra mục tiêu vào năm 2030, 80% các quốc gia thành viên sẽ có sẵn dịch vụ chăm sóc sức khỏe nha khoa trong bệnh viện và một nửa số quốc gia sẽ giới thiệu các chế phẩm nha khoa thuộc danh sách thuốc thiết yếu của WHO. Một số chế phẩm nha khoa trong danh mục thuốc thiết yếu quốc gia bao gồm: xi măng thủy tinh ionomer, bạc diamin florua, florua ở mọi hình thức từ kem đánh răng đến kem, gel liều lượng từ 1000 – 1500 ppm,…
Theo dõi và kiểm soát tình trạng răng miệng mỗi ngày
Dự kiến đến năm 2030, WHO sẽ triển khai tăng cường hệ thống thông tin về sức khỏe răng miệng thông qua tập bệnh nhân điện tử, hỗ trợ thu thập dữ liệu về tình trạng răng miệng kèm những yếu tố rủi ro.
Ngoài ra, WHO còn khuyến khích các quốc gia sử dụng ứng dụng công nghệ di động và trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ đào tạo nhân viên liên tục,… để cung cấp thông tin hữu ích và kịp thời về sức khỏe nha khoa, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh lý nha khoa nhanh nhất đến những người quyết định trong việc thực hiện chính sách y tế cộng đồng.
Đẩy mạnh nghiên cứu sức khỏe răng miệng
Kế hoạch đến năm 2030, 50% quốc gia sẽ có chương trình nghiên cứu sức khỏe răng miệng quốc gia. Trong đó, các quốc gia thành viên được khuyến khích tìm nguồn tài trợ công để có thể phổ biến các chương trình nghiên cứu này cho tất cả các tổ chức nghiên cứu quốc gia, trường học và các bên liên quan khác.
Ngoài việc mở rộng chương trình nghiên cứu tới nhiều bên liên quan, kế hoạch này còn là thước đo giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách y tế công động đối với tình trạng răng miệng của toàn dân.
Trên đây là thông tin công bố của WHO về kế hoạch cải thiện sức khỏe răng miệng đến năm 2030. Hy vọng qua tin tức nha khoa này, bạn đã thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng. Nếu có nhu cầu tìm mua thiết bị như ghế nha khoa, CBCT,… để mở phòng khám nha khoa, bạn có thể liên hệ với Thiết Bị Nha Khoa 247 để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé.
THIẾT BỊ NHA KHOA 247
Showroom: 27/1/32 Đường số 9, F16, Q. Gò Vấp, TP HCM
Phone: 0877 240 240
Website: http://thietbinhakhoa247.com/