Tuột mắc cài khi niềng răng và những điều cần lưu ý
Niềng răng – hình thức làm đẹp phổ biến không chỉ riêng của những chị em phụ nữ mà giới nam nhi hiện nay cũng rất quan tâm vấn đề này. Niềng răng nhưng bị tuột mắc cài, tuột mắc cài khi niềng răng có lẽ đã khiến nhiều người lo lắng. Liệu nó có đáng sợ và ảnh hưởng gì hay không? Cách xử lý như thế nào? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Tại sao tình trạng rơi mắc cài khi niềng răng xảy ra?
Mặc dù được cố định khá chắc chắn trên răng nhưng sau thời gian khoảng từ 1-2 năm mắc cài sẽ bị rơi ra. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
-Ăn uống không hợp lý: Sử dụng các thực phẩm quá cứng, quá dai. Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thường xuyên là những lý do khiến mắc cài bị bung ra
– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Chải răng quá mạnh, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng chắc chắn mắc cài của bạn không sớm thì muộn sẽ bị bung ra.
– Xảy ra va đập: Bị tác động lên vị trí môi hay miệng khi bị ngã hay va đập sẽ ảnh hưởng đến các mắc cài bên trong. Va đập mạnh có thể làm rơi hoặc vỡ mắc cài
– Sử dụng mắc cài kém chất lượng: Sử dụng mắc cài kém chất lượng, dây chun có độ đàn hồi không tốt khi đó mắc cài rất dễ bung tuột hoặc biến dạng.
2. Tuột mắc cài niềng răng có nguy hiểm không?
Niềng răng mắc cài giúp dịch chuyển và cố định răng về vị trí mong muốn. Vì vậy việc rơi mắc cài sẽ ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Làm chậm quá trình niềng răng, thậm chí làm răng bị dịch chuyển, không theo ý muốn của mình.
Đối với trường hợp bung mắc cài do va đập có thể sẽ ảnh hưởng đến các mô mềm. Bởi các khí cụ mắc cài khá thô nên có thể cọ sát vào môi, má, lưỡi khi bị bung, gây đau nhức. Vì vậy cần phải xử lý kịp thời để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
3. Phải làm thế nào khi bị tuột mắc cài niềng răng?
Việc tuột mắc cài trong quá trình niềng răng ít nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng. Vì vậy khi xảy ra sự cố cần nhanh chóng giải quyết tránh làm chậm tiến độ quá trình niềng răng. Cũng như không có cơ hội cho răng dịch chuyển theo hướng khác.
Với trường hợp này tìm đến nha sĩ là điều tốt nhất, họ sẽ giúp bạn gắn mắc cài và điều chỉnh sao cho phù hợp. Không gây ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Trong một số trường hợp không thể tìm đến bác sĩ một cách nhanh chóng. Bạn có thể xử lý tuột mắc cài niềng răng tại nhà bằng cách tiến hành gắn nhẹ nhàng mắc cài lên răng. Và gọi cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý và đặt lịch hẹn sớm nhất có thể.
Khi chưa đến lịch hẹn tái khám nhưng bị tuột mắc cài niềng răng, bạn không nên băn khoăn giữa việc có nên đi tái khám hay không. Vì bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ khi bạn cần. Đặc biệt là trong quá trình chỉnh nha và gặp các sự cố về mắc cài. Tìm đến bác sĩ một cách nhanh nhất vẫn là biện pháp tốt nhất.
4. Phòng ngừa tuột mắc cài như thế nào?
Sự cố tuột mắc cài là điều không hiếm gặp vì thế bạn nên giữ cho mình các biện pháp phòng ngừa tình trạng tuột mắc cài. Hạn chế việc đặt lại mắc cài nhiều lần, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình niềng răng.
-Chăm sóc răng miệng đúng cách:
Bạn cần thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ. Sẽ không thừa khi bạn làm những điều đó, ngược lại không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ gặp những sự cố không mong muốn.
– Thực hiện chế độ ăn uống khi niềng răng:
Bỏ thức ăn cứng, chọn thức ăn mềm là điều bạn nên làm. Bạn nên ăn cháo, soup, đồ ăn xay nhuyễn. Không nên ăn các thức ăn quá cứng, quá dai, đồ uống ngọt. Sẽ xảy ra tình trạng bung, tuột mắc cài bất cứ lúc nào. N00ếu bạn không thực hiện các chế độ ăn uống hợp lý khi niềng răng. Hơn thế nữa, còn ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả của quá trình niềng răng.
-Tránh hoạt động thể lực mạnh, hoạt động nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh va đập mạnh, gây ảnh hưởng đến mắc cài.
Bằng những thông tin mà THIẾT BỊ NHA KHOA 247 vừa chia sẻ trên đây. Hy vọng rằng, sẽ là kiến thức hữu ích dành cho bạn. Nếu Bạn cần giải pháp xây dựng phòng khám Nha khoa Hiện Đại, đừng ngần ngại, gọi ngay cho chúng tôi nhé!
Xem thêm: