Tư vấn của nha sĩ về niềng răng trong mùa dịch
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha có thể gây ra khó chịu hoặc sự cố cho người bệnh. Khi dịch bệnh chưa xuất hiện, ta có thể thăm khám nha sĩ mọi lúc. Ngược lại, niềng răng trong mùa dịch có thể khiến bạn gặp khó khăn khi cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Hãy tham khảo tư vấn của nha sĩ để bảo vệ sức khỏe trong tình hình hiện nay bạn nhé.
1. Niềng răng mùa dịch có an toàn không?
Niềng răng mùa dịch tại TPHCM nói riêng và trong nước nói chung là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bạn có thể an tâm rằng việc thực hiện thủ thuật này sẽ vẫn an toàn khi chúng ta tuân thủ đúng theo các quy định phòng dịch.
Một số lưu ý và kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe khi đi niềng răng bạn nên lưu ý:
– Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đến trung tâm nha khoa: Bạn có thể lên mạng hoặc gọi điện để được tư vấn trực tiếp.
– Chuẩn bị giấy tờ sẵn sàng: Bạn nên chuẩn bị sẵn chứng minh thư, giấy hẹn khám cùng các giấy tờ cần thiết khác theo quy định về phòng chống dịch của địa phương.
– Tầm soát nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh: bạn nên đi ra ngoài điều trị khi đã được tiêm vắc xin ít nhất 1 mũi hoặc có kết quả test nhanh âm tính.
– Đặt lịch hẹn với bác sĩ: Liên hệ đặt lịch để đảm bảo giãn cách và chắc chắn được khám.
– Hạn chế đưa theo người thân đi cùng.
2. Lưu ý sau khi niềng răng trong mùa dịch
Niềng răng an toàn mùa dịch là điều mọi người thực hiện thủ thuật hướng tới. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của nha sĩ để các khớp răng từ từ sắp xếp lại ngay ngắn. Đồng thời, hạn chế tối đa vấn đề không mong muốn:
– Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai. Tránh ăn đồ cứng và dính.
– Nhai và vận động cơ hàm nhẹ nhàng.
– Các đồ ăn kích thước lớn nên cắt thành miếng vừa miệng như táo, cà rốt, dưa chuột. Hoặc bánh mì, ổi, mía, thịt,…
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng thường xuyên ít nhất hai lần/ngày. Súc miệng sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa,…
3. Một số vấn đề thường gặp khi niềng răng và cách giải quyết
Sự cố không mong muốn sau khi niềng răng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khi gặp phải tình huống này, bạn hãy bình tĩnh xử lý theo hướng dẫn. Trong trường hợp cần thiết, hãy tới ngay phòng khám để kịp thời giải quyết.
3.1 Sâu răng và viêm lợi
Việc vệ sinh sau khi niềng răng thường khó khăn hơn nên nguy cơ sâu răng và viêm lợi rất lớn. Người bệnh có thể thấy răng bị chảy máu, răng ố vàng, lợi kích ứng, sưng đỏ.
Trường hợp này, cần tuân thủ hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách. Cố gắng làm sạch thức ăn thừa trên răng và mắc cài. Nếu bị nặng cần đến cơ sở khám chữa bệnh để giải quyết kịp thời.
3.2. Cảm giác đau nhức
Đau nhức trong thời gian đầu là tình trạng thường gặp bởi môi miệng chưa quen với mắc cài. Bạn có thể súc miệng với dung dịch theo chỉ định và bôi sáp lên vùng gây kích ứng. Nếu tình trạng không thuyên giảm trong một vài ngày, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn.
3.3 Mắc cài bị bong
Bong mắc cài có thể do nguyên nhân ăn đồ cứng. Bạn nên gọi nha khoa để có hướng dẫn cụ thể.
3.4 Các vấn đề về dây cung
– Dây cung bị thừa ra phía sau một chút bởi răng di chuyển, nhất là răng khấp khểnh: Bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời dùng nhíp đã được khử trùng để chỉnh dây ép sát vào răng. Hãy liên hệ với nha sĩ nếu dây bị dài để có hướng dẫn cắt dây thừa an toàn.
– Dây cung bị lỏng: Bạn hãy làm sạch tay rồi chỉnh dây trở lại rãnh, có thể sử dụng nhíp để hỗ trợ. Nếu nguyên nhân lỏng/tuột là do mất dây thun hoặc gãy chốt tự đóng thì cần liên hệ với bác sĩ để xử lý.
– Dây cung bị đứt: có thể tạm thời điều chỉnh bằng chỉ nha khoa. Tiếp theo, hãy đến phòng khám kịp thời để giải quyết dứt điểm.
3.5 Bị rơi thun
Thun có thể là vòng cao su hoặc dây mỏng để cố định rãnh mắc cài. Rơi thun có thể dễ dàng chỉnh lại bằng cách dùng nhíp khử trùng để đặt lại thun vào vị trí cũ.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ mà THIẾT BỊ NHA KHOA 247 cung cấp trên đây, bạn sẽ có được đầy đủ thông tin để niềng răng mùa dịch cũng như xử lý một số sự cố thường gặp khi niềng răng. Cảm ơn Bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Xem thêm: