Kỹ thuật trồng răng implant an toàn, hiệu quả
Trồng răng Implant đang là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, có Việt Nam. Vậy, trồng răng implant là gì và đâu là kỹ thuật trồng răng implant an toàn, hiệu quả.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Trồng răng implant là gì?
Trồng răng implant còn được gọi với tên khác là cấy ghép implant. Đây là giải pháp giúp phục hình tình trạng mất 1 răng hoặc nhiều răng. Thông qua việc sử dụng chân răng nhân tạo implant để thay thế. Từ đó giúp bạn hạn chế tiêu xương hàm. Đồng thời, đảm bảo được chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho hàm răng.
Cấu tạo của răng implant gồm 3 phần:
- Trụ implant: Đây là phần chân răng nhân tạo được làm từ Titanium. Có chức năng giống hệt như chân răng thật. Trụ này sẽ được đặt vào xương hàm ở vị trí răng mất.
- Mão răng sứ: Đây là phần răng sứ cố định bên trên. Mão răng sứ có chức năng như thân răng thật
- Abutment: Chính là phần khớp nối giữa trụ implant và mão răng sứ
2. Quy trình trồng răng implant hiệu quả, an toàn
Trồng răng implant là giải pháp tối ưu để phục hình răng. Quy trình cấy ghép implant sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám & tư vấn
Trước khi tiến hành cấy ghép implant, Nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bệnh nhân. Sau đó, mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tùy vào từng tình trạng cụ thể, Nha sĩ sẽ có giải pháp cấy ghép implant phù hợp nhất.
Bước 2: Chụp X-quang răng
Nha sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng nhằm kiểm tra vùng xương hàm cũng như vị trí răng đã mất. Đồng thời, làm một số xét nghiệm khác để kiểm tra xem bệnh nhân có đủ điều kiện để cấy ghép implant hay không.
Bước 3: Thực hiện phẫu thuật trồng răng impplant
Nếu bệnh nhân đã đủ điều kiện trồng răng implant. Nha sĩ sẽ tiến hành thực hiện cấy ghép implant cho bệnh nhân. Đầu tiên, sẽ sát trùng và gây tê vị trí cấy ghép implant. Sau đó, Nha sĩ sẽ tiến hành trồng trụ implant vào trong xương hàm.
Bước 4: Lấy dấu và gắn răng tạm
Sau khi trụ implant đã được trồng. Tầm khoảng 1 tuần sau đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu quay lại tái khám. Lúc này, Nha sĩ sẽ kiểm tra mức độ lành thương và phù hợp của trụ implant. Đến khi trụ implant lành thương hẳn (thông thường từ 3-6 tháng tùy cơ địa). Nha sĩ sẽ tiến hành gắn Abutment.
Bước 5: Gắn mão răng sứ
Khi trụ implant và Abutment được hoàn tất, Nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ. Như vậy là đã hoàn tất quy trình trồng răng implant.
Sau khi đã hoàn tất, Nha sĩ sẽ hướng dẫn cách ăn uống, chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tại nhà. Để đảm bảo răng implant sẽ đạt được chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ với từng bệnh nhân cụ thể.
3. Những đối tượng không nên trồng răng implant
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển
Lúc này, xương hàm mặt của trẻ chưa có phát triển xong. Việc trồng răng implant sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm của trẻ
Phụ nữ đang mang thai
Quá trình trồng răng Implant phải sử dụng đến tia X-quang cùng 1 số loại thuốc. Những điều này là không tốt với thai nhi.
Người có bệnh tiểu đường
Với trường hợp này, nếu bạn sử dụng sản phẩm giúp kiểm soát mức đường huyết. Thì vẫn có thể phẫu thuật cấy ghép implant. Song, nếu không kiểm soát được, thì hãy cẩn trọng. Vì việc trồng răng implant với người đang mắc bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết cao. Dễ dẫn đến nhiễm trùng, vết thương khó lành. Cùng những biến chứng khó lường.
Xương quai hàm không đủ
Nếu khi thăm khám, Nha sĩ phát hiện bạn có xương quai hàm không đủ. Sẽ có lời khuyên dành riêng cho bạn. Vì bạn nên biết rằng, việc gắn trụ implant sẽ không được đảm bảo và chắc chắn nếu xương quai hàm không đủ.
Người nghiện thuốc lá nặng
Người nghiện thuốc lá nặng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cấy ghép implant. Đồng thời, cũng dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, tiêu xương, hở vết thương, khó lành.
Trên đây là một số chia sẻ về trồng răng implant. Mong rằng, sẽ là kiến thức hữu ích dành cho bạn. Hãy note lại những thông tin này này để có được cái nhìn tổng quát nhất về cấy ghép implant nhé!