Quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng chuẩn cho phòng khám
Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị giúp bạn có thể dễ dàng tiêu diệt vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nếu vận hành quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng sai cách thì hiệu quả khử khuẩn sẽ không cao. Vì vậy, bài viết dưới đây của Thiết Bị Nha Khoa 247 sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng chính xác, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Lưu ý về những vật liệu sử dụng trong nồi hấp tiệt trùng
Nồi hấp tiệt trùng được thiết kế với cấu tạo bền bỉ và khả năng chịu lực tác động lớn trong môi trường áp suất. Tuy nhiên, khi vận hành quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng, bạn cần lưu ý về vật liệu cần khử khuẩn. Cụ thể:
- Vật liệu được phép sử dụng trong nồi hấp tiệt trùng bao gồm: vật dụng nuôi cấy mô, dụng cụ phẫu thuật, đồ thủy tinh, đồ ống pipet, dung môi, thức ăn gia súc, chất thải, polypropylene, thép không gỉ, găng tay.
- Vật liệu không tương thích với nồi hấp tiệt trùng bao gồm: vật liệu dễ cháy, dễ ăn mòn, vật liệu độc hại, chất phóng xạ, thuốc tẩy gia dụng, chất lỏng trong hộp kín, mô nhúng paraffin,…
Quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng đúng chuẩn cho phòng khám
Để quá trình sử dụng thiết bị vô trùng, khử khuẩn này sao cho hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ theo quy trình dưới đây:
Mặc đồ bảo hộ cá nhân
Khi cần vận hành hệ thống khử khuẩn, bạn cần phải mặc đủ đồ bảo hộ cá nhân bao gồm:
- Mặc áo khoác phòng thí nghiệm đáp ứng đúng tiêu chuẩn đồ bảo hộ lao động.
- Đeo kính hoặc mũ bảo hiểm có kính che mặt để bảo vệ mắt.
- Đi giày kín để bảo vệ đôi chân.
- Sử dụng găng tay chịu nhiệt khi lấy và đặt các vật liệu, đặc biệt là thủy tinh nóng.
Kiểm tra và đóng gói vật liệu trước khi đưa vào nồi hấp khử trùng
Trong quá trình đóng gói vật liệu để cho vào nồi hấp, bạn cần lưu ý:
- Chỉ những đối tượng thuộc phạm vi nhân viên hoặc người được chỉ định có chuyên môn thì mới được phép thiết lập hay thay đổi các tham số của nồi hấp.
- Hãy kiểm tra trong buồng hấp thật kỹ nhằm đảm bảo không bỏ sót vật liệu nào của người dùng trước đó.
- Làm sạch hệ thống lọc nước và đường dẫn trước khi vận hành thiết bị.
- Luôn ghi nhớ quy tắc phải đặt vật liệu vào một thùng hoặc hộp chứa thứ cấp.
- Không hấp quá tải, không đậy nắp hay đóng quá kín các vật liệu mà cần đảm bảo đủ độ thông thoáng cho hơi nước lưu thông nhằm tránh tắc nghẽn.
- Chỉ sử dụng túi sinh học chuyên dụng cho nồi hấp tiệt trùng để đóng gói vật liệu.
- Không được để túi chạm vào thành trong của nồi hấp vì điều đó có thể gây ra hiện tượng chảy nhựa.
- Đảm bảo các chất lỏng đều được đóng kín vào các túi.
- Đặt dụng cụ thủy tinh bẩn, đồ thí nghiệm cần khử trùng vào các thùng chứa thứ cấp. Sau đó, bạn hãy hấp theo chu trình vật liệu rắn và không làm đầy quá 2/3 bình chứa chất lỏng. Bên cạnh đó, cần theo dõi và nới lỏng lắp hoặc sử dụng nắp thông hơi nhằm đảm bảo an toàn.
- Nếu dụng cụ thủy tinh sạch có túi bọc, cần đặt vào thùng chứa thứ cấp trước khi hấp tiệt trùng.
- Chỉ dùng khay hấp thứ cấp bằng polypropylene, polycarbonate hoặc thép không gỉ.
Vận hành nồi hấp tiệt trùng
Sau khi chuẩn bị xong vật liệu cần khử khuẩn, bạn hãy vận hành nồi hấp bằng cách:
- Chọn chu trình thích hợp cho từng loại vật liệu cần được khử khuẩn.
- Bắt đầu chu kỳ và lưu vào nhật ký vận hành để ghi nhớ tự động cho những lần hấp sau. Trung bình, một chu trình hấp hoàn thành cần khoảng 1 – 1.5 giờ.
- Kiểm tra áp kế, áp suất nồi đạt tối thiểu là 20 psi.
- Đóng và khóa nắp buồng hấp thật cẩn thận.
- Kiểm tra nhiệt độ của nồi trong suốt quá trình vận hành.
- Tuyệt đối không mở cửa khi nồi hấp đang hoạt động.
Tháo dỡ vật liệu ra khỏi nồi hấp tiệt trùng đúng cách
Sau khi nồi thông báo hoàn tất quá trình khử khuẩn, bạn cần tháo dỡ vật liệu ra bên ngoài. Để đảm bảo an toàn khi tháo dỡ thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ tháo dỡ vật liệu ra khỏi nồi khi có thông báo chu trình hoàn thành. Lúc này, nhiệt độ và áp suất đã trở về phạm vi an toàn.
- Bạn cần mặc đồ bảo hộ PPE cùng tạp dề, mặt nạ khi tháo dỡ chất lỏng. Sau đó, hãy cẩn thận mở từ từ từng cm để có thể giải phóng hơi nước dư thừa và dần bình thường hóa áp suất bên trong buồng hấp.
- Hãy để các vật liệu vừa hấp xong nằm im trong khoảng 10 phút nhằm giảm bớt hơi nóng và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn.
- Tuyệt đối không khuấy trộn các thùng chứa chất lỏng siêu nóng hoặc loại bỏ nắp trước khi tháo dỡ.
- Đặt chất lỏng vào khu vực riêng cho tới khi nguội hẳn.
- Để các vật liệu hấp tự nguội bằng nhiệt độ phòng trước khi vận chuyển.
- Đặt túi khử trùng sinh học đã nguội vào thùng rác dành riêng cho việc chứa chất thải y tế.
Trên đây là toàn bộ quy trình sử dụng nồi hấp tiệt trùng chuẩn cho phòng khám. Nếu bạn có nhu cầu mua hệ thống khử trùng hoặc còn điều gì thắc mắc khi vận hành thì hãy liên hệ ngay với Thiết Bị Nha Khoa 247 để được tư vấn.
THIẾT BỊ NHA KHOA 247
Showroom: 27/1/32 Đường số 9, F16, Q. Gò Vấp, TP HCM
Phone: 0877 240 240
Website: http://thietbinhakhoa247.com/