Hướng dẫn cách bảo dưỡng tay khoan nha khoa chi tiết
Bảo dưỡng tay khoan nha khoa là một khâu vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ điều trị nha khoa. Đây cũng là cách giúp kéo dài tuổi thọ cho dụng cụ này và đảm bảo vệ sinh an toàn cho bệnh nhân. Dưới đây là các thông tin hướng dẫn bảo dưỡng tay khoan trong nha khoa đúng cách nhất.
Vì sao cần bảo dưỡng tay khoan nha khoa?
Tay khoan nha khoa là một dụng cụ được sử dụng rất thường xuyên trong thực hành nha khoa. Dưới đây là 3 lý do chính mà các phòng khám luôn phải bảo dưỡng dụng cụ này định kỳ:
- Việc bảo dưỡng tay khoan nha khoa giúp kéo dài tuổi thọ của dụng cụ. Với tần suất sử dụng liên tục khi điều trị nha khoa, đặc biệt là các thao tác như hàn răng, mài răng, mở ống tủy…, tay khoan rất bị mòn và hư hỏng. Việc thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng tay khoan nha khoa sẽ giúp phòng tránh các hỏng hóc, từ đó kéo dài tuổi thọ của dụng cụ.
- Khi tay khoan nha khoa được bảo dưỡng đúng cách, chức năng hỗ trợ điều trị nha khoa sẽ được phát huy tối đa. Đó là cách giúp nha sĩ làm việc thuận lợi, đảm bảo thời gian và hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Việc bảo dưỡng tay khoan còn giúp đảm bảo vệ sinh an toàn cho bệnh nhân. Nếu không được bảo dưỡng đúng cách, tay khoan có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho bệnh nhân thông qua vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Quy trình bảo dưỡng tay khoan nha khoa
Quy trình bảo dưỡng tay khoan bao gồm 7 bước dưới đây:
- Bước 1: Làm sạch tay khoan bằng một chiếc khăn ẩm. Bạn không nên dùng bất kỳ loại hóa chất nào để làm sạch tay khoan, cũng không được ngâm dụng cụ này trong nước.
- Bước 2: Gắn đầu xịt phù hợp với tay khoan và nối đầu xịt với vòi phun của bình xịt. Sau đó, bạn lắp mũi khoan vào tay khoan.
- Bước 3: Nhấn xịt và giữ trong vòng 3 giây để tra dầu bôi trơn tay khoan. Bạn cần thao tác sao cho mũi khoan xoay để đưa dầu bôi trơn đến đầu của tay khoan. Thao tác này sẽ giúp đẩy hết các cặn bẩn ra khỏi tay khoan.
- Bước 4: Đẩy hơi bằng cách nối tay khoan với nguồn hơi. Trước khi mở nguồn hơi, bạn cần đặt đầu của tay khoan trong một chiếc khăn giấy. Sau đó, cho tay khoan chạy trong 10 giây. Khi thấy cặn bẩn vẫn tiếp tục ra trên đầu tay khoan, bạn hãy tra dầu và đẩy hơi thêm vài lần nữa cho đến khi thấy dầu chảy ra sạch hoàn toàn là được.
- Bước 5: Vệ sinh chuck bằng cách tháo mũi khoan, nhỏ vài giọt dầu hoặc xịt một ít dầu vào chuck. Bạn cần nhấn giữ nút bấm trong khi xịt để mở toàn bộ chuck. Sau đó, vệ sinh trong lòng chuck bằng chổi mảnh.
- Bước 6: Nếu loại tay khoan bạn dùng có đèn, cần sử dụng miếng bông gạc đã thấm cồn isopropyl để làm sạch mặt kính của đèn.
- Bước 7: Dùng khăn khô sạch để lau sạch dầu thừa và bụi bẩn ở phía bên ngoài tay khoan. Sau đó, bạn đóng gói và tiệt trùng tay khoan bằng nồi hấp.
Nguyên tắc vệ sinh, bảo dưỡng tay khoan
Để đảm bảo độ bền cho tay khoan, đồng thời giúp dụng cụ này luôn sạch sẽ, tiệt trùng đúng chuẩn, phòng khám nha cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, bảo dưỡng dưới đây:
- Không sử dụng hóa chất để tiệt trùng tay khoan.
- Không dùng quá nhiều dầu bôi trơn để tra vào tay khoan. Bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ để đẩy hết cặn bã ra.
- Định kỳ bảo dưỡng tay khoan ít nhất là 1 lần/ tuần.
- Trước khi sử dụng tay khoan, cần kiểm tra kỹ các mối lắp và vấn đề vệ sinh để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Việc bảo dưỡng định kỳ và vệ sinh tay khoan đúng cách sẽ giúp cho các nha sĩ tiết kiệm chi phí sửa chữa và tăng độ bền của tay khoan. Quan trọng hơn, đó là cách đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi điều trị. Nếu bạn cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào về cách bảo dưỡng tay khoan nha khoa hoặc cần cung cấp tay khoan cao cấp, hãy liên hệ với Thiết Bị Nha Khoa 274 tự để được hỗ trợ nhé
THIẾT BỊ NHA KHOA 247
Showroom: 27/1/32 Đường số 9, F16, Q. Gò Vấp, TP HCM
Phone: 0877 240 240
Website: http://thietbinhakhoa247.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/thietbinhakhoa247