Cách vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất
Vệ sinh răng miệng cần phải đúng cách! Nếu không sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hàm răng của Bạn đấy! Nhất là đối với các bé 1-2 tuổi, bé sơ sinh; hoặc khi niềng răng, nhổ răng khôn. Vậy đâu mới là cách vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất? Hãy cùng THIẾT BỊ NHA KHOA 247 đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng
Răng miệng là bộ phận quan trọng cần được chăm sóc. Trong đó, vệ sinh răng miệng được biết đến là biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất. Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng. Sức khỏe răng miệng có mối liên quan mật thiết đối với sức khỏe toàn thân.
Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Chẳng hạn như: viêm nướu, bệnh sâu răng, dạ dày, tim thận. Đồng thời giúp răng luôn chắc khỏe, hạn chế tình trạng răng bị ố vàng, chức năng ăn nhai đảm bảo.
2. Các cách vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất
Dưới đây là một số cách vệ sinh răng miệng hiệu quả cho từng đối tượng. Bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
2.1. Cách vệ sinh răng miệng cho bé
Bé sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể áp dụng cách vệ sinh răng miệng dưới đây:
- Bước 1: Rửa tay thật sạch
- Bước 2: Bế bé trên tay hoặc đặt bé lên giường
- Bước 3: Cuộn bông gạc quanh ngón trỏ. Hoặc cha mẹ cũng có đeo gạc tưa lưỡi dạng hình ống.
- Bước 4: Nhúng gạch vào nước đun sôi để nguội. Hoặc có thể sử dụng dung dịch Nacl 0,9%
- Bước 5: Cho ngón trỏ vào vòm miệng trẻ. Nhẹ nhàng lau vòm miệng, massage nướu cho bé.
- Bước 6: Đặt ngón tay vào trong phía gốc lưỡi, kéo ra ngoài để loại bỏ cặn sữa.
Thực hiện các bước trên ngày 2 lần cho bé!
Đối với trẻ 1-2 tuổi, dưới, lưỡi, răng của bé còn non yếu. Thậm chí có vài trẻ, ở độ tuổi này vẫn chưa mọc răng. Do vậy, khi Cha Mẹ vệ sinh răng miệng cho bé, hãy cực kỳ cẩn thận để tránh làm tổn thương các bộ phận răng, nướu ở trẻ.
Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể chọn mua các bàn chải đánh răng lông mềm, hình dạng ngộ nghĩnh để vệ sinh răng miệng cho bé.
Bé 3-5 tuổi trở lên
Bé ở độ tuổi này, bạn có thể tập cho bé đánh răng. Chọn loại bàn chải lông mềm, phù hợp với vòm miệng và độ tuổi của trẻ. Sau đó hướng dẫn trẻ di chuyển bàn chải đánh răng nhẹ nhàng. Hướng dẫn bé cách vệ sinh răng cả mặt trong, mặt ngoài.
6 bước đánh răng đúng cách cho người trưởng thành
- Bước 1: Súc miệng bằng nước sạch trước khi đánh răng. Mục đích là để loại bỏ bớt những cặn bẩn của thực phẩm còn bám lại trên răng.
- Bước 2: Làm ướt bàn chải đánh răng. Lấy một lượng kem đánh răng vừa phải lên bàn chải
- Bước 3: Tiến hành đánh răng (Đánh mặt ngoài răng, Đánh mặt trong răng)
- Bước 4: Nhổ bọt ra ngoài. Súc lại miệng bằng nước sạch. Súc đến khi sạch vòm miệng, không còn bọt
- Bước 5: Súc miệng lần cuối bằng các loại nước súc miệng
- Bước 6: Dùng chỉ nha khoa
Lưu ý: Khi chải răng, cần chải với lực vừa phải. Tránh chà xát quá mạnh, có thể làm tổn thương răng, nướu.
Vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày. Đồng thời thăm khám bác sĩ Nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, cạo vôi răng khi cần thiết.
2.2. Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Đối với người niềng răng, cách vệ sinh răng miệng có một vài đặc thù riêng. Bởi vì, so với người bình thường, thì việc vệ sinh răng miệng của người niềng răng khó khăn hơn nhiều. Các mắc cài thường là nơi “cư ngụ” của các mảng bám thực phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở
Đối với răng niềng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm. Chải dọc bàn chải. Chải kỹ ở khu vực trên-dưới dây cung.
Bạn nên chải 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Đối với những bữa ăn vặt, bạn có thể dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng.
Đồng thời, để chăm sóc răng niềng được tốt hơn. Bạn cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng thói quen ăn uống. Kiêng khem một số thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến khí cụ. Tránh thực phẩm quá dai(bánh mì, pizza…), quá giòn (bỏng ngô, bắp rang, khoai tây chiên, đồ sấy…), cứng (mía, hạt cứng, kẹo cứng), dính (kẹo chocolate, kẹo cao su…)
2.3. Cách vệ sinh răng miệng khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, trong vòng 3 ngày đầu tiên, bạn tuyệt đối không nên chải răng, không nên sử dụng dung dịch súc miệng. Bởi lẽ, điều này có thể gây viêm ổ răng hoặc nhiễm trùng. Thay vào đó, bạn có thể súc miệng bằng nước ấm cùng ít muối.
Đến ngày thứ 4, bạn có thể vệ sinh răng miệng như bình thường. Đồng thời theo dõi vị trí nhổ răng khôn để thăm khám bác sĩ khi cần thiết.
Trên đây là tất tần tật những cách vệ sinh răng miệng mà THIẾT BỊ NHA KHOA 247 chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, với những thông tin trong bài viết, phần nào đó đã giúp Bạn tháo gỡ nút thắt trong một số trường hợp chăm sóc răng miệng đang gặp phải.
>>> Xem thêm: 5 thói quen chăm sóc răng miệng sai lầm
>>> Xem thêm: Bí quyết giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng
>>> Xem thêm: 6 thủ phạm gây sâu răng – Bạn không ngờ tới!